Cấu trúc và chức năng các chi tiết trên xe ô tô
Ô tô là một phương tiện giao thông khá phổ biến ngày nay, có thể bắt gặp chúng trên mọi nẻo đường của thành phố. Một chiếc ô tô “chất lượng” cần phải đảm bảo các chi tiết đạt tiêu chuẩn. Vậy các chi tiết trên xe ô tô gồm những gì? Câu trả lời sẽ có thông qua bài viết dưới đây.
Các chi tiết ngoại thất trên xe ô tô
Đây là những chi tiết ở bên ngoài xe, có thể dễ dàng nhìn thấy được. Gồm có:
1.Nắp ca – pô
Nắp ca – pô đặt ở trước đầu xe, được cấu tạo bởi một khung kim loại bền, chắc giúp bảo vệ cho các khoang động cơ bên trong cũng như có thể dễ dàng đóng mở để sửa chữa, bảo dưỡng hoặc trang bị thêm các phụ tùng khác theo ý muốn của chủ xe.

2.Cản xe
Đây là một chi tiết quan trọng, không thể thiếu của xe ô tô. Cản có tác dụng giảm thiểu các tác động, va chạm từ bên ngoài, qua đó hạn chế được rủi ro hư hỏng các thiết bị khác cũng như bảo đảm an toàn cho người ngồi trong xe.
Nhiều người còn tận dụng vẻ đẹp hiện đại, phong cách của bộ phận này để tích hợp thêm vào phần đầu hay phần đuôi xe với mục đích tạo nên sự hầm hồ, sang trọng cho chiếc xe ô tô.
3.Lưới tản nhiệt
Lưới tản nhiệt cũng là một chi tiết quan trọng khác của xe ô tô với chức năng làm mát và giảm nhiệt độ cho các động cơ bằng cách cho phép không khí luồng vào bên trong. Ngoài chức năng bảo vệ cho các động cơ và bộ tản nhiệt ra, bộ phận này còn được trang bị ở phía trước bánh xe để làm mát cho hệ thống phanh.
4.Đèn pha
Đèn pha được thiết kế ở hai bên nắp ca – pô, dùng để cung cấp ánh sáng, dẫn đường vào ban đêm hoặc trong điều kiện thiếu sáng với khoảng cách lên đến 100m. Đây còn là một chi tiết quan trọng trong việc phát ra tín hiệu xin nhường đường trong trường hợp cần thiết. Hầu hết các xe ô tô đều tích hợp đèn pha với đèn chiếu gần (đèn cốt) để tránh tình trạng chói mắt người đi ngược chiều.
5.Gương chiếu hậu
Gương chiếu hậu nằm ở hai bên cửa, giúp tài xế quan sát được phía sau và hai bên dễ dàng hơn, tạo ra một sự an toàn cần thiết trong quá trình di chuyển.
6.Kính chắn gió
Đây là một khung kính khá to, được thiết kế ngay trên nắp ca – pô và nằm ở phía trước xe. Với kính chắn gió, những yếu tố tác động như mưa, gió hay khói bụi sẽ không ảnh hưởng đến tài xế cũng như các hành khách trên xe.
Các chi tiết nội thất trên xe ô tô
Đây là những chi tiết bên trong xe, gắn bó và hỗ trợ cho con người trong suốt quá trình di chuyển. Gồm có:
1.Vô lăng
Đây là một hệ thống lái quan trọng do tài xế điều khiển, dùng để điều chỉnh hướng đi của xe. Vô lăng được thiết kế bên trái hay bên phải là tùy thuộc vào quy định của mỗi quốc gia. Riêng ở Việt Nam, chúng được lắp đặt ở bên trái nhằm tạo ra sự thuận lợi cho quá trình điều khiển.

2.Bảng taplo
Bảng taplo là tên gọi chung của nhiều chức năng quan trọng như bảng đồng hồ, đồng hồ đo vận tốc, vòng tua, xăng, qua đó hiển thị các chỉ số giúp tài xế làm làm chủ hơn quá trình di chuyển. Ngoài ra, nơi đây còn có cả bảng điều khiển âm thanh, máy lạnh, quạt gió,… mang lại nhiều tiện ích cho người ngồi trên xe.
3.Bàn đạp phanh
Bộ phận này gồm có 2 loại: phanh chân và phanh tay. Phanh chân được lắp đặt ở bên phải trục vô lăng, trong khi đó phanh tay được thiết kế ở bên phải trục tay lái. Cả 2 loại này đều được dùng để giảm tốc độ, dừng chuyển động cũng như giữ xe ở một vị trí cố định nào đó.
4.Bàn đạp ga
Bàn đạp ga được thiết kế ngay bên cạnh bàn đạp phanh, có chức năng điều khiển lượng nhiên liệu bơm vào động cơ. Khi nhấn ga càng mạnh, động cơ nhận nhiên liệu càng nhiều, qua đó xe chạy nhanh hơn. Tuy nhiên cần phải lưu ý bàn đạp ga rất nhạy, chỉ cần một lực tác động nhẹ là đã ảnh hưởng đến tốc độ chạy của xe.
5.Bàn đạp ly hợp
Đây là bộ phận dùng để phanh dừng xe, khởi động hay chuyển số. Bàn đạp ly hợp được thiết kế ở bên trái trục vô lăng, tuy nhiên, chúng chỉ được trang bị ở những xe số sàn.
6.Cần số điều khiển
Cần số điều khiển được thiết kế ở bên phải tài xế, có chức năng tạo ra sự ăn khớp giữa các bánh răng, để từ đó thay đổi sức kéo cũng như tốc độ chuyển động của xe.
7.Khung gầm xe ô tô
Khung gầm được ví như là bộ xương của toàn bộ xe ô tô với chức năng liên kết và nâng đỡ các bộ phận hoạt động. Có 2 loại là khung gầm liền vỏ và rời vỏ. Loại khung liền vỏ được thiết kế gắn liền với đuôi xe, nắp ca – pô,… trong khi đó khung rời vỏ lại nhờ vào bộ phận khung đỡ lực với khung đỡ vỏ xe mới có thể liên kết vỏ xe và khung xe lại với nhau.
Bài viết trên đã trình bày đầy đủ và chi tiết những thông tin về các chi tiết trên xe ô tô. Qua đó, cho thấy chức năng và quy trình hoạt động của từng bộ phận. Hy vọng với những chia sẻ trên, bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức nhằm tạo ra sự thuận lợi cho quá trình điều khiển cũng như bồi dưỡng xe.