Tổng hợp tất cả các loại bằng lái xe ở Việt Nam hiện nay
Từ trước đến nay, cứ phăng xe chạy trên đường thì phải có đầy đủ giấy tờ mới yên tâm được. Trừ những em học sinh chưa đủ 18tuổi để thi thi bằng lái, còn lại hầu như là mọi người khi tham gia giao thông đều tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của Bộ Giao Thông Vận Tải (BGTVT) về việc đăng kí tham gia để được đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe theo quy định hiện hành.
Phần lớn những người khi tham gia giao thông đều có giấy phép lái xe phù hợp với nhu cầu, tình trạng và loại phương tiện giao thông hiện có. Hiện tại ở nước ta cũng chỉ phổ biến nhất với 2 loại bằng lái xe đó là A1 và B2. Cũng rất ít người quan tâm đến những loại giấy phép lái xe hạng khác do nhu cầu về phương tiện cũng ít hơn. Vậy theo quy định của BGTVT thì có tất cả bao nhiêu loại bằng lái xe? Chúng ta cùng tham khảo để biết thêm chi tiết các loại giấy phép trong bài viết này nhé!
Tìm hiểu tất cả các hạng bằng lái xe tại Việt Nam
Bằng lái xe là gì
Bằng lái xe là tên gọi phổ thông của Giấy phép lái xe(GPLX), đây là một loại giấy phép, một chứng chỉ do cơ quan nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp cho một cá nhân nào đó được phép vận hành, lưu thông, tham gia giao thông bằng xe cơ giới các loại phương tiện giao thông như xe máy, xe mô tô có phân khối lớn, xe ô tô, ô tô tải, xe buýt, xe khách, đầu kéo, xe container hoặc tất cả các loại hình xe khác khi tham gia giao thông.
Quy định về giấy phép lái xe ở Việt Nam
Nhìn chung, để được cấp GPLX, người xin cấp giấy phép lái xe cần trải qua những thủ tục pháp lý như: nộp đơn và hoàn tất hồ sơ xin cấp, phải trải qua một bài kiểm tra lý thuyết về những chủ đề có liên quan khi tham gia giao thông, những kỳ thi sát hạch về lái xe nghiêm ngặt và những thủ tục khác (tùy yêu cầu của từng loại phương tiện giao thông). Về pháp lý thì sau khi được cấp GPLX, người đó mới có quyền sử dụng phương tiện để tham gia giao thông.

Phân hạng và điều kiện để được cấp giấy phép lái xe tại Việt Nam
Giấy phép lái xe hạng A1
– cấp cho người điều khiển các phương tiện xe máy, xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3. Hoặc người khuyết tật lái xe mô tô ba bánh, loại xe dành cho người khuyết tật
– Điều kiện xin cấp GPLX hạng A1:
+ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hoặc học tập tại Việt Nam.
+ Người đăng kí tham gia xin cấp GPLX phải đủ 18 tuổi (tính đến ngày sát hạch).
+ Có đủ điều kiện sức khỏe để thi bằng lái A1 theo quy định của BGTVT (giấy chứng nhận phải được các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp).
+ Xe thi bằng lái xe máy hạng A1 là xe Honda Wave 110 cm3
Giấy phép lái xe hạng A2 – Xe mô tô phân khối lớn
– Người lái xe để điều khiển phương tiện xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe hạng A1.
– Điều kiện để được cấp GPLX A2: Giống A1
Giấy phép lái xe hạng A3
-Giấy phép lái xe hạng A3- cấp cho người lái xe để có thể điều khiển phương tiện là xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
Giấy phép lái xe hạng A4
– Giấy phép lái xe hạng A4 – cấp cho người lái xe để có thể điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải dưới 1 tấn và loại xe quy định cho Giấy phép lái xe hạng A3 & A1
Giấy phép lái xe ô tô hạng B1
– Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 – cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe:
+ Xe Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (xe số tự động).
+ Ô tô tải và ô tô tải chuyên dụng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg ( xe số tự động).
Tóm lại: Giấy phép lái xe ô tô hạng B1 được lái xe ô tô chở người dưới 9 chỗ ngồi và xe tải dưới 3.500 kg nhưng phải là xe số tự động
– Điều kiện để được cấp GPLX ô tô hạng B1:
+ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hoặc học tập tại Việt Nam.
+ Đủ 18 tuổi trở lên
+ Sức khỏe tốt và không bị mắc các bệnh nguy hiểm, không có tiền sử mắc bệnh động kinh và dấu hiệu tâm thần. Với các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, bệnh lây nhiễm, bệnh cần cách ly… thì đều không được tham gia các khóa học lái xe, cũng như thi bằng lái xe.
+ Giấy chứng nhận phải được các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
– Bằng lái xe hạng B1 là suốt thời gian học, học viên chỉ học lái xe trên xe số tự động, và khi thi sát hạch cũng trên xe số tự động mà thôi (chỉ có xe số tự động – không được lái xe số sàn)
Giấy phép lái xe ô tô hạng B2
– Giấy phép lái xe ô tô hạng B2: – cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe như sau:
+ Xe Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (được chạy xe số tự động và xe số sàn)
+ Ô tô tải và ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn (3.500 kg) và Các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 (được chạy xe số tự động và xe số sàn)
– Điều kiện để được cấp GPLX ô tô hạng B2: giống điều kiện thi bằng B1
Giấy phép lái xe ô tô hạng C
– Giấy phép lái xe ô tô hạng C – cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau:
+ Xe Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (như B2)
+ Ô tô tải và ô tô tải chuyên dụng có trọng tải dưới 3,5 tấn (như B2)
+ Xe máy kéo, kéo 1 rơ mooc có trọng tải thiết kế dưới 3,5 tấn.
– Điều kiện học và cấp GPLX hạng C:
+ Để nâng hạng giấy phép lái xe từ B2 lên C phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề 3 năm và 50.000 km lái xe an toàn
+ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hoặc học tập tại Việt Nam.
+ Người đăng kí tham gia kỳ thi sát hạch lái xe hạng C phải đủ 21 tuổi (tính đến ngày sát hạch).
+ Sức khỏe tốt và không bị mắc các bệnh nguy hiểm, không có tiền sử mắc bệnh động kinh và dấu hiệu tâm thần. Với các bệnh gây nguy hiểm cho xã hội, bệnh lây nhiễm, bệnh cần cách ly… thì đều không được tham gia các khóa học lái xe, cũng như thi bằng lái xe.
+ Giấy chứng nhận phải được các cơ sở y tế có thẩm quyền cấp
Giấy phép lái xe ô tô hạng D
–Giấy phép lái xe ô tô hạng D – được cấp cho người lái xe để điều khiển các loại phương tiện sau:
+ Xe Ô tô chở người từ 10 – 30 chỗ ngồi (tính cả chổ người lái xe)
+ Các loại phương tiện quy định như GPLX các hạng B1, B2 và C.
– Điều kiện để được cấp GPLX hạng D:
+ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hoặc học tập tại Việt Nam.
+ Để nâng hạng giấy phép lái xe từ C lên D phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề 3 năm và 50.000 km lái xe an toàn
+ Độ tuổi để được nâng dấu lên bằng D là phải đủ 24 tuổi (có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch và cấp GPLX khi đủ tuổi theo quy định)
+Để được học bằng lái xe ô tô hạng D, bắt buộc phải có GPLX hạng B2, C (Để nâng giấy phép lái xe từ hạng B2, C, D hạng D bạn cần phải có giấy phép lái xe hạng B2, hoặc hạng C, cùng với từ 3-5 năm kinh nghiệm và 100.000 km lái xe an toàn tương ứng )
+ Ngoài 2 điều kiên trên, để được nâng dấu lên bằng hạng D, người lái xe phải có trình độ học vấn ít nhất từ trung học cơ sở trở lên. Khi làm hồ sơ có thể dùng bằng cấp 2 hoặc bằng cấp 3, hoặc bằng ĐH/CĐ thay thế.
Giấy phép lái xe ô tô hạng E
–Giấy phép lái xe ô tô hạng F – cấp cho người lái xe để điều khiển các loại xe sau:
+ Xe Ô tô chở người từ 30 chỗ ngồi trở lên
+ Các loại xe quy định cho GPLX hạng B1, B2, C, và D
– Điều kiện để được cấp GPLX hạng E:
+ Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc hoặc học tập tại Việt Nam.
+ Độ tuổi để được nâng dấu lên bằng E là phải đủ 24 tuổi (tính đến ngày sát hạch) và tối đa 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi với nam
+ Để nâng GPLX hạng D lên GPLX hạng E thì thời gian lái xe hoặc hành nghề từ 03 năm trở lên và đủ 50.000 km lái xe an toàn trở lên.
+ Để nâng GPLX hạng C lên GPLX hạng E: thời gian lái xe hoặc hành nghề từ 05 năm trở lên và đủ 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
Giấy phép lái xe ô tô hạng F
–Giấy phép lái xe ô tô hạng F – cấp cho người đã có giấy phép lái xe các hạng từ B2, C, D và E, để điều khiển các loại xe ô tô tương ứng có kéo theo rơ moóc với trọng tải lớn hơn 750kg, ô tô khách nối toa, sơ mi rơ moóc…được quy định cụ thể như sau:
+ Bằng lái xe hạng FB2: người lái xe được phép điều khiển các loại xe theo quy định hạng B2 có kéo theo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 và hạng B2
+ Bằng lái xe hạng FC: người lái xe được phép điều khiển các loại xe theo quy định hạng C kéo theo rơ moóc và các loại xe được quy định cho giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C và hạng FB2
+ Bằng lái xe hạng FD: người lái xe được phép điều khiển các loại xe theo quy định hạng D kéo theo rơ moóc và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D và FB2
+ Bằng lái xe hạng FE: người lái xe được phép điều khiển các loại xe theo quy định hạng E kéo theo rơ moóc và các loại xe như ô tô chở khách nối toa, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B1, B2, C, D, E, FB2, FD.
– Điều kiện để được cấp GPLX hạng F:
+ Độ tuổi
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 Luật giao thông đường bộ 2008 thì độ tuổi để được tham gia học và cấp GPLX hạng F được quy định như sau:
FB2 : Đủ 21 tuổi trở lên được lái xe ô tô tải và máy kéo có trọng tải từ 3,5 tấn trở lên, lái xe hạng B2 kéo rơ moóc
FC : Đủ 24 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người từ 10 đến 30 chỗ ngồi, lái xe hạng C kéo rơ moóc và sơ mi rơ moóc.
FD, FE : Đủ 27 tuổi trở lên được lái xe ô tô chở người trên 30 chỗ ngồi, lái xe hạng D kéo rơ moóc và tối đa là 50 tuổi đối với nữ và 55 tuổi đối với nam.
Trên là tất cả các loại GPLX tại Việt Nam và những điều kiện cần để mọi người có thể dựa vào đó để đăng kí tham gia sát hạch xin cấp GPLX theo nhu cầu.
- Định mức thay nhớt xe ô tô – Khi nào cần thay nhớt xe ô tô ?
- Vòng Số 8 Khi Thi Xe Máy Có Kích Thước Bao Nhiêu?
- Kích thước xe ô tô 4 chỗ và các tiêu chí quan trọng khi lựa chọn xe
- Kích thước ô tô 7 chỗ thông tin cần biết khi chuẩn bị mua xe
- Ford Ranger dài bao nhiêu? Khám phá Chiều dài xe Ford Ranger thực tế